Cần phân biệt rõ giữa Pháo hoa và Pháo hoa nổ để không vi phạm pháp luật
Những ngày gần đây, người dân xếp hàng dài tại các cửa hàng mua pháo để sử dụng . Quy định về sử dụng pháo hoa
Căn cứ Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP, quy định việc sử dụng pháo cụ thế như sau:
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
- Pháo hoa được mua của các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.
Theo đó, loại pháo hoa được người dân sử dụng trong dịp Tết là sản phẩn được chế tạo mà có các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc và không gây ra tiếng nổ. Việc không gây ra tiếng nổ chính là đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt pháo hoa người dân được phép sử dụng với loại pháo hoa nổ người dân không được phép đốt, sử dụng.
Các loại pháo hoa được bán gồm: Ống phun nước bạc ngoài trời, trong nhà; Ống phun hoa lửa cầm tay; Cây hoa lửa, xoay; thác nước bạc; pháo hoa con sò đổi màu; Pháo hoa giàn phun viên.
2. Đốt pháo trái phép bị phạt thế nào?
Chỉ loại pháo hoa không gây tiếng nổ và được bán tại các cửa hàng được phép kinh doanh pháo hoa được cấp phép mới là loại pháo hoa được phép sử dụng trong dịp lễ, Tết.
Đặc biệt, sau khi mua, người dân cần phải lưu giữ hoá đơn, chứng từ để xuất trình trong trường hợp cơ quan chức năng kiểm tra.
Nếu khi bị kiểm tra mà người dân không xuất trình được hoá đơn, chứng từ hợp lệ hoặc sử dụng loại pháo hoa không được phép thì theo điểm i khoản 3 Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP sẽ bị phạt từ 05 - 10 triệu đồng và còn bị tịch thu loại pháo hoa không được phép đốt.
Ngoài ra, đối với hành vi “Vận chuyển, tàng trữ trái phép pháo, thuốc pháo hoặc nguyên liệu, phụ kiện để sản xuất pháo" sẽ bị xử phạt hành chính từ 10 triệu đến 20 triệu đồng.
Chào xuân mới và mừng Tết nguyên đán cổ truyền của dân tộc, nhằm góp phần phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về pháo nổ mỗi người dân chúng ta cần phải thực hiện tốt các vấn đề sau:
1. Không sản xuất, tàng trữ, buôn bán, vận chuyển và đốt các loại pháo, thường xuyên thực hiện nghiêm túc Nghị định 137/2020/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ, nhất là dịp trước, trong, sau Tết Nguyên đán .
2. Tuyên truyền, vận động người thân và mọi người xung quanh không sản xuất, buôn bán, tàng trữ, vận chuyển và đốt các loại pháo nổ.
3. Nếu phát hiện các trường hợp cố ý vi phạm các quy định về phòng chống pháo nổ, mỗi người dân hãy báo ngay cho cơ quan công an nơi gần nhất để xử lý kịp thời theo pháp luật.
Nghiêm túc thực hiện các quy định về phòng chống các loại pháo là góp phần đảm bảo trật tự an toàn xã hội, vì bình yên và hạnh phúc của nhân dân, xây dựng đời sống văn hoá, mừng Đảng, mừng xuân, đón mừng năm mới vui tươi, lành mạnh, an toàn và tiết kiệm./.